Cây ăn thịt, với tên chính xác chính xác hơn là "cây bắt mồi" là một loại thực vật đặc biệt hơn các loại thực vật khác, gọi là hoa nhưng thực chất những bông hoa của nó là do biến đổi mà thành. Do điều kiện sinh trên các môi trường khắc nghiệt tại những nơi đất mỏng và nghèo dinh dưỡng, các loại cây bắt mồi đặc biệt ở chỗ nó không chỉ quang hợp tổng hợp chất dinh dưỡng từ khí cacbonic và ánh sáng mà nó còn tìm kiếm thêm chất dinh dưỡng bằng việc bẫy và tiêu hóa các động vật đơn bào, côn trùng, thậm chí là động vật có vú nhỏ. Hiện tại trồng cây bắt mồi làm cây cảnh lại đang là một thú chơi khá độc đáo của những người chơi cây.
Cây nắp ấm là một loại cây bắt mồi tiêu biểu |
Xin giới thiệu các loại cây bắt mồi tiêu biểu
Cây nắp ấm
Cây nắp ấm còn có tên là cây bình nước, trư lung thảo. Tên khoa học là Nepenthes mirabilis. Loại cây bắt mồi này thường mọc ở những vùng nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở phía nam Trung Quốc và Việt Nam. Một số được tìm thấy ở các đảo của Indonesia, Philipin, Australia, New Jealand, Srilanka và Madagasca.
Nắp ấm có độ dài nhỏ từ 5-6mm đến độ dài lớn tới 5m. Cây nắp ấm có thường có hai loại ấm, một loại lớn mọc ở bên dưới gốc cây và loại ấm nhỏ mọc ở phía trên. Loài này thường ra vào tháng 5-6 và có quả tháng 11-12.
Cây nắp ấm bắt chuột |
Cơ chế bắt mồi của cây nắp ấm
Các cây thuộc họ nắp ấm tự tiết ra những chất lỏng để thu hút con mồi, đồng thời bên trong thành của nắp ấm có lớp sáp trơn để con mồi rơi vào đó không thể thoát được ra ngoài. Khi con mồi bị chất lỏng do nắp ấm tiết ra thu hút và vào bên trong, không thể thoát ra được thì nắp ấm sẽ đóng lại và enzim trong chất lỏng sẽ tiêu hóa con mồi. Sự hoạt động của cái nắp liên quan đến ứng động không sinh trưởng, một loại vận động của thực vật liên quan đến các tế bào mà không có tác dụng đến sự sinh trưởng của thực vật (cơ chế cụp lá của cây Trinh nữ cũng là ứng động không sinh trưởng...).
Ngoài bắt mồi, cây nắp ấm còn là một hệ sinh thái thu nhỏ, với tảo, giun tròn, các vi khuẩn đơn bào và đa bào, ấu trùng của ruồi, muỗi...sống bên trong.
Hay nắp ấm cũng có mối quan hệ cộng sinh với loài dơi. Dơi sẽ nghỉ ngơi nhờ nắp ấm, còn nắp ấm sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ phân dơi.
Nắp ấm và dơi cộng sinh |
Công dụng của cây Nắp ấm
Nắp ấm có thể làm thuốc trong y học dân gian, có vị ngọt, nhạt, tính mát, dùng tiêu đờm, tiêu viêm, hạ huyết ám. Theo y học dân gian, nắp ấm có thể dùng trị tiêu chay và các bệnh về gan, loét dạ dày, sỏi thận, đái tháo đường...Chú ý không dùng cho phụ nữ có thai.
Cây nắp ấm và một số loài cây bắt mồi khác được những người chơi cây cảnh sưu tầm và làm cây cảnh nội thất hoặc ngoại thất vì sự khác lạ của nó. Thú chơi cây bắt mồi rộ lên ở nhiều nơi nhưng có một lưu ý là cây bắt mồi có thể gây dị ứng cho người tiếp xúc. Vậy nên những ai có thú chơi những loại cây này chú ý về vấn đề dị ứng mà những loại cây này gây cho cơ thể.
Một số clip về sự hình thành của nắp ấm
[Còn tiếp]
---
Nguồn ảnh: www.sunshinenurserist.com.
Tìm kiếm mục hay ủng hộ blog
- ao bong da
- áo bóng đá
- ao bong da ha noi
- áo bóng đá hà nội
- áo bóng đá giá rẻ
- ao bong da gia re
- bán buôn áo bóng đá
- ban buon ao bong da
- áo bóng đá giá rẻ hà nội
- áo bóng đá giá rẻ tại hà nội
- áo bóng đá tại hà nội
- bán áo bóng đá tại hà nội
Bài này của bạn được đấy, mình cũng đang tìm hiểu về loài hoa này.... Cảm ơn bạn đã chia sẻ
Trả lờiXóaHi vọng sẽ giúp ích cho bạn :D
XóaBạn ơi những hình ảnh trên bạn lấy là của mình. Rất vui được làm quen với bạn.
Trả lờiXóaCác bạn có thể vào trực tiếp website của mình để biết thêm về loài cây này nhé
www.sunshinenurserist.com
Facebook của mình đây:
http://www.facebook.com/pages/Sunshine-Nursery/186175884860922
Okie bạn. Vì lần trước mình có search trên mạng và lấy trên diễn đàn cây bắt mồi. Mình sẽ trích nguồn đầy đủ. Xin cảm ơn bạn :).
XóaBài hay quá, tks bạn đã chia sẻ nhé!
Trả lờiXóaRãnh ghé nhà mình chơi nha :)
shop hoa tuoi o tphcm